Việc bảo quản, bảo trì các máy đo dò nồng độ khí để đảm bảo chúng luôn hoạt động một cách tốt nhất, đưa ra các phép đo chính xác nhất có luôn là một công việc khó, đặc biệt trong việc đưa ra một thời gian cụ thể để hiệu chuẩn thiết bị. Việc hiệu chuẩn máy đo khí thực ra không quá khó khăn và mất thời gian như chúng ta nghĩ, chúng ta chỉ cần nhấn vài nút và mất vài phút chờ đợi, máy sẽ tiến hành hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, việc đưa ra một chu kỳ hiệu chuẩn thì lại là một thách thức với tất cả các khách hàng giữa lúc có quá nhiều nhiệm vụ, công việc cũng đòi hỏi chúng ta phải dành sự quan tâm, chú ý. Trong khi ngày làm việc của chúng ta càng ngày càng trở nên bận rộn và rất khó để tìm ra thời điểm thích hợp để dừng mọi việc lại, kiểm tra và hiệu chỉnh một thiết bị đo khí độc, những việc mà đôi khi chúng ta thấy rằng nó không mang lại sự hiệu quả mà chúng ta có thể thấy được ngay lập tức.
Các nhà sản xuất máy đo dò nồng độ khí luôn khuyến cáo rằng, trước mỗi lần sử dụng, chúng ta nên tiến hành một bài kiểm tra chức năng cho các máy đo khí (hay còn gọi là bump test), để đảm bảo rằng thiết bị đang hoạt động chính xác, đáp ứng tốt với các dấu hiệu mất an toàn liên quan đến các loại khí độc hại. Tuy nhiên, hiện nay đang có những thông tin không thực sự đúng đắn rằng các hãng sản xuất đưa ra các khuyến cáo về việc bảo trì, bảo quản các máy đo dò nồng độ khí là không thực sự cần thiết, và đó chỉ là một mánh khóe, một thủ đoạn để bán khí hiệu chuẩn.
![]() |
Công tác hiệu chuẩn máy đo khí |
Hiệu chuẩn các máy dò khí hàng tháng đem lại sự đảm bảo chính xác cho kết quả đo
Sự phổ biến của những lời đồn đại này hiện nay đã ăn sâu và với những lời giới thiệu của một số hãng cung cấp máy đo khí đa chỉ tiêu với công nghệ cảm biến hồng ngoại cho phát hiện khí dễ cháy, tiêu thụ mức năng lượng thấp, do đó thiết bị có thể làm việc liên tục trong vòng 2 năm mà không cần phải hiệu chuẩn. Tuy nhiên, có một thực tế là các cảm biến dò khí độc khác, như CO, H2S vẫn đang dùng công nghệ cảm biến điện hóa, vậy thì tại sao chúng lại không cần phải hiệu chuẩn, khi vẫn là công nghệ cũ. Vậy chúng ta có nên thay đổi những khuyến cáo về việc bảo quản, bảo trì các thiết bị dò khí độc?
Những khuyến cáo của các nhà sản xuất máy đo khí được dựa trên nhiều yếu tố, một trong số những yếu tố đó là cảm biến đo khí sau một thời gian sẽ có sự trôi điểm chuẩn. Việc trôi điểm chuẩn của cảm biến là xu hướng tự nhiên trong quá trình hoạt động theo thời gian, điều này là yếu tố không thể chối cãi được của công nghệ cảm biến điện hóa.
Vào tháng 9 năm 2013, tổ chức OSHA đã ra một tập san với tựa đề: Hiệu chuản và kiểm tra giá trị đọc được của các máy đo khí cầm tay. Trong tập san này, OHSA đã chỉ ra 9 yếu tố góp phần làm cảm biến bị trôi điểm chuẩn, 7 trong số những yếu tố này có liên quan đến cảm biến điện hóa.
- 1/ Sự suy giảm của các thành phần chứa Phospho
- 2/ Sự suy giảm của các thành phần chứa chì
- 3/ Sự suy giảm dần dần theo thời gian của hóa chất và các thành phần mạch điện
- 4/ Việc sử dụng thường xuyên trong các môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ, độ ẩm, các hạt khí ở mức độ cao
- 5/ Sự tiếp xúc với các khí và hạt ở nồng độ cao
- 6/ Sự tiếp xúc của cảm biến với những khí và dung môi có độ ăn mòn cao.
- 7/ Sự suy giảm dần của bản thân thiết bị do bị rung, rơi, va đập, shock điện…
Yếu tố thứ 3 là sự trôi điểm chuẩn của cảm biến được định nghĩa đặc biết bởi các nhà sản xuất. Theo đó, các cảm biến sẽ tự suy giảm độ chính xác trong khoảng 2% ~ 5% mỗi tháng. Hay nói cách khác, một cảm biến ban đầu phát hiện được 100ppm chất khí, sau một tháng nó chỉ có thể đọc cùng giá trị đó nhưng chỉ đưa ra được chỉ số là 95ppm hoặc thấp hơn, bỏ qua các yếu tố khác của môi trường. Các thông số kỹ thuật của cảm biến được đưa ra dựa trên những kiểm tra ở trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên chúng sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn các thông số đã đưa ra nếu luôn luôn để chúng phải chịu các tác động khắc nghiệt của môi trường.
Để có thể hiểu vấn đề một cách đơn giản hơn, chúng ta sẽ xem xét một ví dụ cụ thể, bỏ qua tất cả các lý do khác có liên quan đến việc trôi điểm chuẩn của cảm biến, bao gồm 7 yếu tố đã được liệt kê ở trên cũng như những tác động tức thời, đột ngột của môi trường và độ ẩm. Trong hai biểu đồ dưới đây, giả sử sự trôi điểm chuẩn của cảm biến là 2% mỗi tháng, và các cảm biến ở đây là CO và H2S, với nồng độ tiêu chuẩn là 100ppm và 25ppm. Kết quả sau 24 tháng, các cảm biến sẽ đọc được giá trị thấp hơn 38% và sau 48 tháng, kết quả đọc được sẽ thấp hơn 62%. Nói cách khác, sau 2 năm một thiết bị ban đầu tiếp xúc với 10ppm CO và 25ppm H2S chỉ có thể hiển thị 62ppm của CO và 15.4ppm của H2S. Sau thời gian 4 năm, các giá trị tương ứng là 38ppm CO và 9.5ppm H2S. Đó là còn chưa kể đến nhiều yếu tố khác tác động làm giảm độ chính xác của cảm biến. Sau thời gian 4 năm, với các điểm báo động chuẩn, máy có thể không còn kích hoạt một mức báo động thấp.
![]() |
Sự suy giảm độ chính xác của cảm biến đo khí |
Một luồng ý kiến khác, cũng gây ra những tranh cãi về sự cần thiết của việc hiệu chuẩn máy đo khí thường ngày, đó là việc sử dụng một bài kiểm tra chức năng (hay còn gọi là bump test) để xác nhận hiệu năng của cảm biến. Một bài kiểm tra chức năng, cơ bản được thiết kế để đảm bảo rằng thiết bị có đáp ứng với khí mà nó cần đo, tức là đưa ra các chỉ số về khí đó khi nó có mặt trong môi trường đo, nó không phải là một phương án để xác nhận độ chính xác của phép đo. Một tiêu chuẩn phổ biến để xác định máy đo khí vượt qua được bài kiểm tra bump test là nó cần phải phát hiện được 50% nồng độ khí hiệu chuẩn khi tiếp xúc với thiết bị. Trong các ví dụ đã nói ở trên, thiết bị cần phải phát hiện được 50ppm CO và 17.5ppm H2S. Chỉ sau 34 tháng, cảm biến sẽ tự trôi điểm chuẩn và thiết bị sẽ không vượt qua được bài kiểm tra bump test nữa. Bump test là một công cụ hiệu quả nhưng không bao giờ được xem như là một sự thay thế cho việc hiệu chuẩn.
Một các khác để đảm bảo sự hoạt động chính xác của thiết bị dò khí và giảm sự phức tạp của việc bảo quản, bảo trì là sử dụng một docking station hoặc calibration station. Những thiết bị này sẽ tự động hóa việc kiểm tra chức năng và hiệu chuẩn, thêm vào đó nó có thể tải các dữ liệu đồng thời, có thể nâng cấp, cài đặt thiết bị, và quan trọng nhất là cho phép bạn tập trung vào các công việc cần thiết.
Trong khi chưa ai khẳng định được rằng việc hiệu chuẩn thiết bị thường xuyên là một sự phiền toái và không cần thiết, chúng ta nên coi đó là một việc thực sự quan trọng. Những ví dụ trên đã mô tả rằng việc không được hiệu chuẩn thường xuyên sẽ khiến máy đo khí không còn chính xác theo thời gian. Các máy dò khí là các thiết bị để phục vụ cho việc đảm bảo an toàn, do vậy nếu đang sở hữu các thiết bị này, không nên đưa ra những thông tin sai lệch hoặc vì một vài phút hiệu chuẩn mà nhận về những máy đo với kết quả đo không hoàn toàn chính xác, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn cho tính mạng của chính người sử dụng.
translate by TESIN VIETNAM