Mủ bảo hộ, dây lưng và giày bảo hộ? Nếu bạn yêu cầu công nhân mang theo máy đo khí cầm tay, bạn sẽ phải trả lời rất nhiều các câu hỏi theo sau đó.
Có sự nhầm lẫn trong quan điểm hiện có về “khả năng phát hiện – detection range”. Detection range được miêu tả là khoảng cách mà máy đo có thể phát hiện khí gas; ví dụ: máy đo khí của tôi có thể phát hiện khí ở khoảng cách 10feets.
Nhưng trong thực tế, để phát hiện được khí, khí đó phải tiếp xúc với cảm biến trong máy đo khí.
![]() |
Lựa chọn đúng vị trí để đeo máy đo khí như thế nào? |
Khi đó bạn sẽ nghĩ “đó là nguyên nhân người ta trang bị bơm hút”, nhưng đó thực sự là một logic vẫn có lỗ hổng. Ta có thể tưởng tượng như sau: Bơm của thiết bị hút không khí với lưu lượng 250~500ml/phút, trong khi đó, một người trưởng thành cần đến 30L khí để thở trong 1 phút. Do đó, bơm phải có công suất gấp 60~120 lần thì mới tương đương lượng khí thở của người lớn. Chốt lại, máy đo khí cần được đeo ở vị trí quanh khu vực thở. Theo OSHA, máy đo khí nên được đo trong khoảng bán kính 6~9 inchs. Cổ áo, vạt áo hoặc túi ngực chính là nơi đáp ứng đủ tiêu chí để đeo máy đo khí, khi đó ta có thể thấy đèn sáng trong trường hợp môi trường quá nhiều tiếng ồn dẫn đến việc thính giác bị mất tác dụng.
Còn khi bạn đang làm việc trong một môi trường với H2S? Vì nó nặng hơn không khí nên bạn nên đeo máy đo khí trên người bằng cách gắn vào giày hoặc dây lưng? Loại khí này có thể được phát hiện nhanh hơn, nhưng khả năng máy dò khí sẽ rơi xuống, trở nên hư hỏng, hoặc bạn chỉ đơn giản là sẽ không thể nghe thấy tiếng cảnh báo, khi đó việc giám sát khí thành một thực tế đáng nghi ngờ. Khi đó sự an toàn của bạn sẽ trở thành rủi do? Đeo máy dò khí trong khu vực hít thở, và đính chính lại bất cứ khi nào bạn nghe ai đó nói về “phạm vi phát hiện” đối với máy đo khí cá nhân.
translate by TESIN VIETNAM